Cùng với lượng cầu tăng cao trong việc rèn luyện thể thao, kinh doanh phòng tập Yoga trở thành mảnh đất màu mỡ và đầy hứa hẹn. Bạn là nhà đầu tư tài năng đang tìm kiếm lĩnh vực khai phá? Yêu thích và đam mê bộ môn thể hình nhưng bạn vẫn chưa có đủ kinh nghiệm và hiểu biết cần thiết để setup phòng Yoga? Ngay sau đây, PT Fitness xin được gửi đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
Tại sao nên kinh doanh phòng tập Yoga?
Có thể thấy, dù sở hữu lượng khách hàng tiềm năng lớn nhưng thị trường cung cấp dịch vụ tập Yoga lại không hề nhiều. Chính điều này sẽ đem lại cho bạn cơ hội phát triển tốt hơn vì không phải đối đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Sở hữu một trung tâm hiện đại, chuyên nghiệp và biết cách Marketing tốt, công việc kinh doanh của bạn chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ đông đảo từ khách hàng.
Ngoài lượng cầu thì lợi nhuận đem lại cũng là một lý do đầy thuyết phục khuyến khích bạn nên setup phòng tập Yoga. Khác với các trung tâm Gym, dụng cụ cần thiết cho phòng tập Yoga thường khá đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều chi phí. Trong khi đó, doanh thu đem về từ lĩnh vực kinh doanh này lại không hề nhỏ. Nếu biết cách setup phòng Yoga hiệu quả, bạn sẽ nhanh chóng thu hồi nguồn vốn bỏ ra ban đầu đồng thời có thể tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.
Quy trình setup phòng Yoga
Setup phòng Yoga là một công đoạn không hề đơn giản. Để tối ưu hóa quá trình thực hiện, bận cần tuân thủ những bước sau đây:
1. Lên kế hoạch setup phòng Yoga
Lên kế hoạch là bước tên quyết cần phải thực hiện khi muốn setup phòng Yoga. Việc này sẽ giúp bạn xác định được tất cả những việc cần làm sắp tới, tránh bị bỏ quên hay thiếu sót. Kế hoạch setup phòng Yoga cần hình thành dựa trên mục tiêu rõ ràng mà bạn mong muốn đạt được, cùng với đó là những tính toán khả thi với nguồn ngân sách hiện có.
Trước khi bắt tay vào việc thực hiện, hãy chắc chắn rằng mình đã nắm vững được câu trả lời cho những vấn đề như: “Tại sao bạn muốn mở phòng tập Yoga? Bạn muốn thực hiện và hoàn thành phòng tập trong bao lâu? Có ai bạn muốn hợp tác cùng không? Bạn định triển khai phòng tập như thế nào?,… Khi đã có được câu trả lời đầy đủ nhất, bạn có thể coi đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sắp tới.
2. Chuẩn bị địa điểm và đặt tên cho phòng tập
Nghiên cứu thị trường và hành vi của khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn biết nên mở phòng tập ở đâu. Hãy chọn những nơi thuận tiện cho việc đi lại, đông dân cư, ít bị ồn ào và có đủ độ rộng cần thiết. Về không gian, theo tiêu chuẩn, sàn tập Yoga phải có diện tích tối thiểu 60m2, chiều cao phòng tập tối thiểu 3m và bề mặt sàn phải có độ bằng phẳng, thông thoáng. Ngoài ra, những vấn đề về ánh sáng, phòng chống cháy nổ hay hệ thống thông gió cũng đồng thời cần được đảm bảo.
Sau khi chọn được địa điểm setup phòng tập lý tưởng, hãy sửa soạn loại một chút bằng việc lát nền, sơn tường và dọn dẹp sạch sẽ. Ngoài ra, tên thương hiệu cũng là vấn đề mà bạn cần chuẩn bị luôn và ngay.
3. Chuẩn bị các trang bị cần thiết
Khi setup phòng Yoga, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ thiết yếu sau:
- Thiết bị cho học viên: vòng yoga, thảm yoga, gạch yoga,…
- Thiết bị cho huấn luyện viên: loa đài, bục giảng,…
- Các dụng cụ thiết thực khác: cây cảnh trang trí, gương treo tường, ghế ngồi,…
Ngoài ra, cùng với việc chuẩn bị dụng cụ, bạn cũng cần học cách phân chia bố cục và không gian tập luyện sao cho hiệu quả, hợp lý. Mật độ tập luyện trên sàn cần đảm bảo ít nhất 2m2 cho mỗi học viên tập luyện.
4. Tuyển dụng và đào tạo nhân lực
Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất thì tuyển dụng đào tạo nhân lực cũng là vấn đề cần phải lưu tâm khi setup phòng Yoga. Bạn có thể thông qua sự giới thiệu từ bạn bè hoặc đăng tuyển trên các phương tiện internet để lựa chọn được lượng nhân viên đầu vào như mong muốn. Các vị trí cần tuyển dụng bao gồm:
- Quản lý trung tâm: là người theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động phòng tập. Vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao, bạn có thể tự làm nếu thấy đủ tự tin hay thuê ngoài đều được
- Huấn luyện viên: là những người đóng vai trò chỉ đạo lớp học, hướng dẫn học viên làm quen, rèn luyện và nâng cao hiệu quả tập Yoga. Để thực hiện những vai trò đó, huấn luyện viên cần có bằng cấp, chứng nhận chuyên môn và hơn hết là lòng yêu nghề cùng thái độ lạc quan, cởi mở.
- Nhân viên kinh doanh: để phát triển, trung tâm yoga của bạn rất cần những nhân viên kinh doanh với thái độ và giọng nói tốt. Họ sẽ là những người tư vấn, giới thiệu khóa học, giúp thu hút khách hàng về cho bạn.
Với toàn bộ đội ngũ nhân viên, bạn cần cung cấp cho họ đầy đủ những thông tin cần thiết về trung tâm, về mục tiêu sứ mệnh cũng như nhiệm vụ của từng công việc. Cùng với đó, hãy tạo động lực và đưa ra những chính sách thưởng phạt hấp dẫn để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
5. Truyền thông, quảng cáo cho phòng tập và dự kiến ngày mở cửa
Truyền thống, quảng cáo là những công việc đặc biệt quan trọng trong quy trình setup phòng Yoga. Trung tâm của bạn có thu hút được nhiều sự quan tâm hay không, được tìm đến và lựa chọn hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Hãy xây dựng thương hiệu từng ngày qua việc lập một trang facebook riêng, một kênh youtube riêng. Đầu tư hơn, bạn có thể nhờ đến một đội ngũ Agency chuyên nghiệp để được giúp đỡ.
Như vậy là PT Fitness đã vừa cùng bạn tìm hiểu những kinh nghiệm setup phòng Yoga hiệu quả và thiết yếu nhất. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ chuyên sâu và sở hữu cho mình những thiết bị phòng tập chất lượng, giá tốt. PT Fitness – luôn tự tin đồng hành cùng bạn.